Tổng quan
Dính tử cung (DTC) hình thành do hậu quả chấn thương trong lòng tử cung. Mức độ dính trong lòng tử cung gây ra rất khác nhau. Nhẹ nhất có thể chỉ là các vết dính nhỏ nằm rải rác trong lòng tử cung cho tới nghiêm trọng nhất là việc xóa sổ hoàn toàn buồng tử cung (BTC), hai thành tử cung dính chặt vào nhau.
Bên trong lòng tử cung giống như một cái túi với mặt trước và mặt sau áp vào nhau. Túi được lót bằng một lớp niêm mạc như lớp nhung, được gọi là niêm mạc tử cung (NMTC). Khi NMTC bị tổn thương/hoặc nhiễm trùng các mô sẹo (vết dính) sẽ hình thành, đây là nguyên nhân gây lên DTC. Niêm mạc tử cung bị tổn thương càng nhiều thì tỷ lệ dính càng cao.
Nguyên
nhân
Nguyên nhân phổ biến nhất của DTC là do NMTC bị tổn thương bắt nguồn từ một thủ thuật/phẫu thuật liên quan đến khoang tử cung.
Nong và nạo (D&C) là một phẫu thuật thông thường được thực hiện bằng việc mở cổ tử cung và đưa dụng cụ vào để làm sạch các mô của tử cung. Thường gặp là nạo hút thai. Tỷ lệ DTC tăng lên theo tỷ lệ thuận với số lần nạo hút thai, khoảng 8% cho lần nạo hút thai đầu tiên tới 30% tại lần nạo hút thai thứ 3 . Nguyên nhân là do quá trình nạo hút thai các bác sĩ thường cố gắng để làm sạch buồng tử cung và vô tình làm mất đi lớp niêm mạc tử cung. Nhiễm trùng sau nạo hút thai cũng là nguyên nhân gây DTC, tuy nhiên việc niêm mạc tử cung bị tổn thương mới là nguyên nhân chính gây ra dính tử cung, nhiễm trùng có thể đóng vai trò như một yếu tố là gia tăng nguy cơ.
Các biến chứng khác cũng gây DTC như: chảy máu tử cung sau khi sinh con hoặc sẩy thai, hoặc ít phổ biến hơn là các vấn đề phụ khoa liên quan tới BTC, phẫu thuật bóc tách u xơ/ polip tử cung...
Ngoài ra,
lao sinh dục cũng là một nguyên nhân gây dính trong lòng tử cung, thường có thể
dẫn tới việc gây dính hoàn toàn buồng tử cung. Những bệnh nhân bị lao sinh dục
thường có các biểu hiện như vô kinh, đau vùng xương châu...
Biểu
hiện lâm sàng
DTC có
thể không có triệu chứng và không có ý nghĩa lâm sàng. Triệu chứng liên
quan với dính trong tử cung có ý nghĩa lâm sàng bao gồm:
- Vô kinh, kinh thưa và ít, máu sẫm như màu socola
- Đau
vùng xương chậu, đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt
- Sảy thai liên tục
- Vô sinh
Tuy nhiên các triệu chứng của DTC có thể mơ hồ và
khó chẩn đoán, có thể chỉ là sự khó khăn trong nỗ lực mang thai, sảy thai, rối
loạn kinh nguyệt hoặc đau ở vùng xương chậu hoặc có thể là tất cả các triệu chứng
trên. Nhưng lưu ý rằng chỉ khoảng 1/2 phụ nữ bị DTC gặp những rắc rối như nêu
trên, vì vậy nếu bạn đã có tiền sử nạo hút thai, can thiệp vào BTC trước đó và thất bại trong nỗ lực
mang thai, bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn để được kiểm tra BTC.
Hậu quả
của DTC
DTC gây
ra các hậu quả nghiêm trọng tới vấn đề sinh sản của nữ giới, đây là một nguyên
nhân gây ra vô sinh. Các hậu quả của DTC là:
- Khó thụ
thai
- Vô sinh
- Dễ gây
sảy thai: do bào thai không bám vào các vị trí có niêm mạc để làm tổ.
- Sinh
non: do BTC mất đi sự đàn hồi tự nhiên không đáp ứng được sự phát triển của
thai nhi
- Chảy
máu ồ ạt sau sinh: do rau bám chặt vào TC nơi không có niêm mạc tử cung,
nên khi thai nhi ra ngoài có thể làm phần tử cung bị tổn thương nặng
- Thai
nhi bị dị tật: nếu vết dính TC ngăn cản sự phát triển của thai nhi.
Phương phán chẩn đoán DTC
Phương
pháp tốt nhất để chuẩn đoán DTC là nội soi BTC, các bác sĩ sẽ đưa đèn soi có
camera thông qua ngả âm đạo để nhìn trực quan trong BTC. Với phương pháp này
các bác sĩ sẽ biết được chính xác mức độ dính của BTC cũng như vị trí dính.
Tuy
nhiên, nội soi BTC được coi như là một ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải được
gây mê trong quá trình làm nên thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp
X-Quang Tử Cung Vòi Trứng (TCVT) trước khi có quyết định đề nghị nội soi TC.
Khi chụp
X-Quang TCVT, các kỹ thuật viên sẽ bơm chất cản quang vào BTC thông qua ngả âm
đạo. Với những vị trí bị dính sẽ hình thành vùng khuyết trên phim chụp, từ đó
các bác sĩ có thể có kết luận sơ bộ về vị trí dính và mức độ dính và đưa ra các
khuyến nghị điều trị.
Điều trị
DTC
DTC có
thể được điều trị bằng: nong tách tử cung và nội soi gỡ dính.
Nong tách
tử cung: các bác sĩ sẽ cho dụng cụ tách dính vào BTC qua ngả âm đạo,
kết hợp với kết quả chụp X-Quang và màn hình máy siêu âm để đưa dụng cụ tách
dính tới các vị trí dính để tách. Hạn chế của phương pháp này các các bác sĩ
không thể nhìn trực quan trong lòng TC nên chỉ có thể làm việc theo cảm tính và
hiệu quả không cao với các vết dính ở đáy TC trong khi biến chứng nguy hiểm có
thể là thủng TC nếu bác sĩ không có tay nghề cao. Nong tách TC được khuyến nghị
sử dụng cho các vết dính ở vùng cổ TC.
Nội soi
gỡ dính: Nội soi gỡ dính là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý các
vết dính trong BTC. Các bác sĩ sẽ đưa đèn soi và dao điện vào BTC qua ngả âm
đạo và tiến hành cắt dính. Nội soi gỡ dính chỉ được thực hiện ở các bệnh viện
chuyên khoa có trang bị các trang thiết bị hiện đại và thực hiện bởi các bác sĩ
đã có kinh nghiệm.
Hướng
điều trị sau tách dính BTC
Như đã
nói ở trên niêm mạc tử cung là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc DTC và tái
DTC. Việc gỡ tách dính không quá khó tuy nhiên việc ngăn ngừa tái DTC là một
vấn đề khiến các bác sĩ phải đau đầu. Do khi NMTC đã bị tổn thương thì sẽ rất
khó để hồi phục.
Sau khi
tách dính, các bác sĩ sẽ cho bạn đơn thuốc chứa Estrogen - loại nội tiết tố có
tác dụng nuôi NMTC. Tuy nhiên mức độ đáp ứng thuốc thì phụ thuộc lớn và cơ địa
của từng người và vào sự may mắn của chính bạn!
Ngay cả sau khi điều trị, nhiều bệnh nhân tiếp tục có chu kỳ kinh nguyệt ít và không thường xuyên, phụ thuộc vào mức độ tổn thương và hồi phục của NMTC.
Việc mang thai sau khi điều trị tách DTC cũng cần được đặc biệt quan tâm vì có thể có một số rủi ro xẩy ra như: sẩy thai, sinh non, chảy máu ở tam cá nguyệt thứ ba, hoặc bất thường do nhau thai do nhau thai bám chặt vào thành tử cung (nơi niêm mạc tử cung không được như bình thường).
Cơ hội mang thai sau khi điều trị phụ thuộc lớn vào mức độ dính. Sau khi điều trị, bệnh nhân bị dính nhẹ và vừa thường có kinh nguyệt bình thường với cơ hội mang thai tỷ lệ khoảng 70% - 80%. Đối với bệnh nhân có mức độ dính nặng hoặc bị tổn thương nghiêm trọng trên diện rộng lớp NMTC thì tỷ lệ mang thai là từ 20 - 40%.
Đối với những trường hợp lớp NMTC bị tổn thương nghiêm trọng và không cải thiện sau điều trị mà vẫn mong con thì phải xem xét các vấn đề khác như: thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mang thai hộ, nhận con nuôi.
Nguồn: tổng hợp từ internet và tham khảo
http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/Intrauterine_Adhesions-Fact.pdf
http://www.asrm.org/uploadedFiles/ASRM_Content/Resources/Patient_Resources/Fact_Sheets_and_Info_Booklets/Intrauterine_Adhesions-Fact.pdf
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét