Về mặt lý thuyết, việc gỡ dính/ tách dính/ cắt dính Buồng tử cung không khó. Thủ thuật này có thể được thực hiện bởi bất kỳ bs chuyên khoa nào.
Tuy nhiên, việc chống dính lại buồng tử cung sau phẫu thuật tách dính thật sự là một thách thức với các bs và là vấn đề nan giải của bệnh nhân.
Khả năng phục hồi của BTC cũng như tỷ lệ thành công của phẫu thuật tách dính phụ thuộc lớn vào mức độ phục hồi của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương quá nặng tới lớp đáy, là lớp nuôi lớn lớp niêm mạc phía trên thì nguy cơ bị tái dính sẽ rất cao.
Hiện tại, có một số phương pháp được áp dụng sau phẫu thuật tách dính - tuy nhiên trên thực tế không có phương pháp nào có ưu thế hoàn toàn, và vấn đề tìm giải pháp chống tách dính vẫn đang được các bs tích cực tìm kiếm.
Bởi vì hầu hết những bệnh nhân bị dính tử cung có một lớp nội mạc tử cung xơ cứng hoặc bị phá hủy, nên mục tiêu quan trọng hàng đầu là tái tạo các biểu mô này để ngăn chặn việc tái dính. Mục tiêu đó có thể được thực hiện bằng các đặt các rào cản vật lý trong buồng tử cung, dùng kháng sinh dự phòng và nội tiết estrogen để hỗ trợ sự phục hồi của niêm mạc.
- Điều trị bằng nội tiết: là phương án bổ sung estrogen liều cao cho 30 - 60 ngày tùy theo mức độ dính của BTC. Trong 10 ngày cuối cùng của chu kỳ nhân tạo này, progestin sẽ được bổ sung để tạo ra kỳ kinh nhân tạo. Đây gần như là phương án phổ biến được áp dụng cho bất kỳ bệnh nhân điều trị tách dính BTC nào.
- Dụng cụ vật lý: các dụng cụ này có thể là: dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), bóng silicone foley...
Vòng tránh thai có thể được đặt trong BTC từ 1 đến 3 tháng nhưng các dụng cụ như ống thông hay bóng sẽ được rút ra sau 1 - 2 tuần. Trước đây vòng tránh thai hình Lippes (Lippes Loop) được ủng hộ và cho hiệu quả tích cực trong việc chống dính, tuy nhiên hiện tại các dụng cụ này không còn có sẵn mà thay vào đó là vòng tránh thai hình chữ T được ngâm tẩm với progestin, tuy nhiên dụng cụ này lại có một tác dụng phụ là ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung và chứa Đồng nên có nguy cơ gây viêm nhiêm cao.
Ngoài vòng tránh thai thì có một số dụng cụ chuyên dụng như Silicone foley, Cook balloon stent có kích thước phù hợp với BTC được đặt vào để nhằm tách hai thành tử cung ra tránh trái dính.
- Kháng sinh dự phòng: không có nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng kháng sinh dự phòng sẽ giúp cho việc tái dính BTC. Tuy nhiên, kháng sinh dự phòng thường được sử dụng cho những bệnh nhân có vùng nội mạc bị tổn thường nhằm giảm nguy cơ gây viêm nhiễm và dẫn đến tổn thương lớn hơn cho lớp nội mạc. Trong trường hợp bệnh nhân bị lao nội mạc, việc điều trị kháng sinh phải được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật.
Sau khi sạch kinh, bệnh nhận có thể được thăm khám bằng cách soi BTC hoặc chụp Xquang BTC - VT để đánh giá kết quả của ca phẫu thuật cũng như đưa ra hướng điều trị tiếp theo hoặc bắt đầu nỗ lực thụ thai.
Hiện tại, vẫn có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho việc phòng chống tái dính BTC, mặc dù có nhiều kết quả hứa hẹn nhưng còn thiếu những nghiên cứu nhân rộng để áp dụng rộng rãi các phương pháp đó.
Nguồn tham khảo: http://laparoscopy.blogs.com/prevention_management_3/2010/11/intrauterine-adhesions-hysteroscopic-evaluation-and-treatment.html
Tuy nhiên, việc chống dính lại buồng tử cung sau phẫu thuật tách dính thật sự là một thách thức với các bs và là vấn đề nan giải của bệnh nhân.
Khả năng phục hồi của BTC cũng như tỷ lệ thành công của phẫu thuật tách dính phụ thuộc lớn vào mức độ phục hồi của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương quá nặng tới lớp đáy, là lớp nuôi lớn lớp niêm mạc phía trên thì nguy cơ bị tái dính sẽ rất cao.
Hiện tại, có một số phương pháp được áp dụng sau phẫu thuật tách dính - tuy nhiên trên thực tế không có phương pháp nào có ưu thế hoàn toàn, và vấn đề tìm giải pháp chống tách dính vẫn đang được các bs tích cực tìm kiếm.
Bởi vì hầu hết những bệnh nhân bị dính tử cung có một lớp nội mạc tử cung xơ cứng hoặc bị phá hủy, nên mục tiêu quan trọng hàng đầu là tái tạo các biểu mô này để ngăn chặn việc tái dính. Mục tiêu đó có thể được thực hiện bằng các đặt các rào cản vật lý trong buồng tử cung, dùng kháng sinh dự phòng và nội tiết estrogen để hỗ trợ sự phục hồi của niêm mạc.
- Điều trị bằng nội tiết: là phương án bổ sung estrogen liều cao cho 30 - 60 ngày tùy theo mức độ dính của BTC. Trong 10 ngày cuối cùng của chu kỳ nhân tạo này, progestin sẽ được bổ sung để tạo ra kỳ kinh nhân tạo. Đây gần như là phương án phổ biến được áp dụng cho bất kỳ bệnh nhân điều trị tách dính BTC nào.
- Dụng cụ vật lý: các dụng cụ này có thể là: dụng cụ tử cung (vòng tránh thai), bóng silicone foley...
Vòng tránh thai có thể được đặt trong BTC từ 1 đến 3 tháng nhưng các dụng cụ như ống thông hay bóng sẽ được rút ra sau 1 - 2 tuần. Trước đây vòng tránh thai hình Lippes (Lippes Loop) được ủng hộ và cho hiệu quả tích cực trong việc chống dính, tuy nhiên hiện tại các dụng cụ này không còn có sẵn mà thay vào đó là vòng tránh thai hình chữ T được ngâm tẩm với progestin, tuy nhiên dụng cụ này lại có một tác dụng phụ là ngăn chặn sự phát triển của niêm mạc tử cung và chứa Đồng nên có nguy cơ gây viêm nhiêm cao.
Ngoài vòng tránh thai thì có một số dụng cụ chuyên dụng như Silicone foley, Cook balloon stent có kích thước phù hợp với BTC được đặt vào để nhằm tách hai thành tử cung ra tránh trái dính.
- Kháng sinh dự phòng: không có nghiên cứu nào chỉ ra việc sử dụng kháng sinh dự phòng sẽ giúp cho việc tái dính BTC. Tuy nhiên, kháng sinh dự phòng thường được sử dụng cho những bệnh nhân có vùng nội mạc bị tổn thường nhằm giảm nguy cơ gây viêm nhiễm và dẫn đến tổn thương lớn hơn cho lớp nội mạc. Trong trường hợp bệnh nhân bị lao nội mạc, việc điều trị kháng sinh phải được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật.
Sau khi sạch kinh, bệnh nhận có thể được thăm khám bằng cách soi BTC hoặc chụp Xquang BTC - VT để đánh giá kết quả của ca phẫu thuật cũng như đưa ra hướng điều trị tiếp theo hoặc bắt đầu nỗ lực thụ thai.
Hiện tại, vẫn có nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho việc phòng chống tái dính BTC, mặc dù có nhiều kết quả hứa hẹn nhưng còn thiếu những nghiên cứu nhân rộng để áp dụng rộng rãi các phương pháp đó.
Nguồn tham khảo: http://laparoscopy.blogs.com/prevention_management_3/2010/11/intrauterine-adhesions-hysteroscopic-evaluation-and-treatment.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét