Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Giải đáp các thắc mắc của các mẹ đang lo lắng về việc Dính Tử Cung

Trong thời gian lập blog này cũng như trong topic về Dính tử cung trên Webtretho: http://www.webtretho.com/forum/f90/dinh-tu-cung-kinh-nghiem-dieu-tri-va-chia-se-cua-cac-me-de-som-don-duoc-be-964042/ Bản thân mình đã gặp nhiều câu hỏi và trợ giúp của các bạn về sự lo lắng liệu có bị dính tử cung hay không?

Vấn đề của các bạn thường là:
  • Đã từng can thiệp vào buồng tử cung (nạo, hút thai)
  • Chưa thăm khám cụ thể
  • Vấn đề tâm lý sau khi nạo, hút thai gây ra việc lo lắng và tìm hiểu hậu quả của nạo, hút thai thì tìm thấy các thông tin về dính tử cung. (Có thể chính blog này cũng khiến các bạn lo lắng hơn)
  • v.v...
Đầu tiên để có thông tin cơ bản về Dính tử cung, các bạn vui lòng đọc ở đây. http://dinhtucung.blogspot.com/2012/10/tong-quan-ve-dinh-tu-cung.html

Trước khi đi khám và điều trị dính tử cung, các mẹ cần trả lời các câu hỏi sau:
  1. Các mẹ đã từng can thiệp BTC chưa? (Nạo, hút thai, bóc tách u xơ...)
  2. Kinh nguyệt của các mẹ hiện tại so với trước khi can thiệp BTC thế nào? (Có bị ít hơn ko, màu có sẫm hơn ko...)
  3. Các mẹ có kết quả siêu âm đo niêm mạc tử cung hay ko? (Độ dày niêm mạc???, có bị dưới 4mm hoặc 6mmm ko)
  4. Các mẹ đã chụp X-quang BTC VT chưa? (Kết quả phim chụp thế nào, có bị khuyết vùng nào trên phim chụp ko?)

Nếu cả 4 câu hỏi trên đều cho kết quả hướng về dính tử xung thì nguy cơ dính mới cao. Ví dụ: đã từng nạo hút thai, kinh nguyệt hiện tại rất ít, sẫm màu, siêu âm cho kết quả độ dày niêm mạc luôn dưới 3mm, phim chụp cho thấy vùng bị khuyết trong BTC...

Mình xin tóm tắt lại các bài đã trả lời các bạn, đây là tóm tắt từ kinh nghiệm bản thân cũng như sự rút ra từ nhiều mẹ khác trên wtt trong việc điều trị dính tử cung để các bạn tham khảo.
  • Nếu bạn đã có can thiệp vào Buồng tử cung thì đầu tiên là bạn cần nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục, uống các loại vitamin tổng hợp như Obimin để bổ máu, thường thì sau nạo hút thai bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh, thuốc bổ máu và thuốc tránh thai. Và bạn phải tuyệt đối uống đầy đủ thuốc, thường sẽ có 3 loại thuốc như dưới đây, để:
    1. Thuốc kháng sinh có tác dụng chống viêm nhiễm: viêm nhiễm cũng có thể gây ra dính tử cung, thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả hơn thế sau khi nạo hút thai, như tắc vòi trứng...
    2. Thuốc bổ máu để bổ sung lượng máu bạn đã mất trong quá trình nạo hút thai.
    3. Thuốc tránh thai, loại 28 viên - là loại thuốc nội tiết có bổ sung estrogen là nội tiết cần để nuôi niêm mạc tử cung và có tác dụng chống dính. 
  • Dính tử cung không phải sẽ xẩy ra ngay lập tức sau khi bạn có can thiệp vào buồng tử cung, mà thường quá trình này sẽ diễn ra từ từ sau khi vùng niêm mạc bị tổn thương không thể phụ hồi lại nên gây ra các vết dính. Do vậy, điều đầu tiên bạn cần là uống thuốc đủ theo đơn của bác sĩ, thăm khám lại theo lịch bác sĩ yêu cầu. Nếu bạn mới can thiệp BTC từ 1 - 2 tháng thì cũng đừng quá lo lắng vì có thể sau 1, 2 chu kỳ đầu tiên kinh nguyệt của bạn sẽ chưa thể như bình thường ngay được.
  • Ngoài ra, sau khi can thiệp BTC bạn có thể bổ sung một số loại thức ăn có tác dụng nuôi niêm mạc tử cung như:  sữa đậu nành, sầu riêng, tràng lợn...
  • Như đã nói ở trên, bạn nên để cơ thể mình nghỉ ngơi và đừng quá lo lắng để dẫn tới stress cũng là một nguyên nhân làm giảm cơ hội thụ thai. 

HÃY LẠC QUAN MỘT CÁCH CÓ KIẾN THỨC BẰNG VIỆC
  1. Quan sát lượng máu kinh hàng chu kỳ: xem lượng kinh ra nhiều hay ít, máu đỏ tươi hay sẫm màu... hãy so sánh với trước khi bạn có can thiệp buồng tử cung
  2. Kết hợp với theo dõi niêm mạc bằng việc siêu âm ở giữa chu kỳ: thường vào giữa chu kỳ niêm mạc chuẩn là phải từ 8mm - 12mm. Nếu niêm mạc mỏng dưới 6mm thì có thể coi là 1 dấu hiệu, tuy nhiên phương pháp này chỉ có thể coi là một phương pháp hỗ trợ, vì NMTC mỏng hay dày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nội tiết. Nhưng nếu NMTC dưới 4mm thì khả năng bị DTC là rất lớn. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp các mẹ có niêm mạc 12mm nhưng khi soi tử cung thì vẫn bị dính, cho nên siêu âm chỉ được coi là một phương pháp hỗ trợ.
  3. Sau 6 tháng - 1 năm thả tự nhiên mà không có bầu thì hãy tính đến việc đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, thời gian này cũng cần được điều chỉnh tùy thuộc vào câu trả lời của bạn ở điều 1 và 2, nếu bạn thấy vấn đề quá nghiêm trọng (kinh cực ít, ko ra kinh, máu đen sẫm như socola, niêm mạc đo chỉ toàn 4mm) thì bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một kinh nghiệm của bản thân mình là khi đi khám bác sĩ thì nếu có điều kiện nên cần kiểm tra chéo bằng việc gặp từ 2 bác sĩ trở lên, tránh việc quá tin tưởng vào một bác sĩ và bắt đầu việc chữa trị muộn.

Các bạn có thể đọc thêm về việc bắt đầu khám dính BTC ở đây.

Chúc các bạn may mắn!






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét