Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Khám và điều trị dính buồng tử cung - phải bắt đầu từ đâu?


Mình viết bài này để giúp một số bạn đang trong tâm trạng lo lắng khả năng bị dính tử cung.

Trước khi quyết định có phải bắt đầu đi khám dính BTC hay không? Bạn hãy đọc bài này trước: http://dinhtucung.blogspot.com/2013/05/giai-ap-cac-thac-mac-cua-cac-me-ang-lo.html

Nếu bạn thấy vấn đề của bạn nghiêm trọng và có nhiều dấu hiệu nguy cơ dính BTC, bạn hãy bắt đầu đi khám ngay để có thể được điều trị sớm tránh để bị dính lâu và các vết dính trở lên xơ quá sẽ khó can thiệp hơn.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Phòng chống tái dính buồng tử cung sau phẫu thuật tách dính - Giải pháp và Thách thức

Về mặt lý thuyết, việc gỡ dính/ tách dính/ cắt dính Buồng tử cung không khó. Thủ thuật này có thể được thực hiện bởi bất kỳ bs chuyên khoa nào.

Tuy nhiên, việc chống dính lại buồng tử cung sau phẫu thuật tách dính thật sự là một thách thức với các bs và là vấn đề nan giải của bệnh nhân.

Khả năng phục hồi của BTC cũng như tỷ lệ thành công của phẫu thuật tách dính phụ thuộc lớn vào mức độ phục hồi của niêm mạc tử cung. Nếu niêm mạc tử cung bị tổn thương quá nặng tới lớp đáy, là lớp nuôi lớn lớp niêm mạc phía trên thì nguy cơ bị tái dính sẽ rất cao.

Kinh nghiệm mổ nội soi ở bệnh viện Phụ sản Trung ương - Viện C (Hà Nội)

Bản thân mình đã có 2 lần mổ nội soi tách dính BTC ở bệnh viện Phụ sản Trung ương (Viện C, Hà Nội)

Lần 1 mổ với bs Nguyễn Đức Hinh tháng 3/2012 và lần 2 mổ với bs Nguyễn Viết Tiến tháng 6/2012.

Dưới đây mình xin ghi lại quy trình thăm khám và mổ để các bạn tham khảo, có thể quy trình này đã thay đổi theo thời gian nên có một số chi tiết sẽ không còn đúng ở thời điểm hiện tại nữa. Các bạn vui lòng tham khảo thêm các thông tin cập nhật khác.

Nội soi tách dính buồng tử cung

Nội soi tách dính BTC là phương pháp bs sử dụng phương pháp Nội soi qua ngả âm đạo hay còn gọi là Nội soi Buồng Tử Cung - Hysteroscopy để quan sát trực quan BTC và dùng dao điện để cắt dính.

Ở một số bệnh viện, nội soi tách dính BTC có thể được sử dụng độc lập không đi kèm với nội soi thành bụng, tuy nhiên với một số trường hợp mong con đang theo chữa hiếm muộn, mổ lần đầu... thì thường bác sĩ sẽ kết hợp để nội soi qua ngả âm đạo để trong 1 ca mổ sẽ quan sát được toàn bộ cơ quan sinh sản của bệnh nhân với mong muốn sau 1 ca mổ sẽ có thể giải quyết được hết các vấn đề cho bệnh nhân và hỗ trợ bệnh nhân trong nỗ lực có thai sau mổ.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NỘI SOI THĂM DÒ VÔ SINH

Mổ nội soi thăm dò vô sinh là một trong những bước cuối thường được chỉ định sau một vài nỗ lực để bệnh nhân thụ thai tự nhiên không thành công ví dụ như đã có các kết quả thăm khám cơ bản siêu âm, chụp X-quang, làm IUI từ 2 - 3 chu kỳ mà vẫn thất bại...

Mục đích của mổ nội soi thăm dò vô sinh là để giúp các bs có cái nhìn trực quan và đánh giá toàn diện về các cơ quan sinh sản của bệnh nhân và từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Nội soi Buồng Tử Cung - What is Hysteroscopy?

Nội soi Buồng Tử Cung (BTC) - Hysteroscopy - là thủ thuật cho phép bác sĩ quan sát được bên trong BTC nhằm mục đích chẩn đoán hoặc điều trị. Nội soi BTC cho phép bs đánh giá các điều kiện bất thường trong khoang tử cung, ví dụ như khối u, nhiễm trùng, dính tử cung hoặc dị dạng tử cung. Những bất thường có thể là nguyên nhân gây ra vô sinh hoặc sẩy thai lặp đi lặp lại, mà các bs không thể kết luận qua tiểu sử bệnh nhân, khám lâm sàng cũng như siêu âm qua ngả âm đạo hoặc để xác nhận kết quả của các xét nghiệm khác như chụp X-Quang Tử Cung Vòi Trứng.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Các phương pháp chẩn đoán dính tử cung

Như đã nói ở các bài trước, dấu hiệu dính tử cung thường mơ hồ và không rõ ràng, có thể có người có hết tất cả các dấu hiệu như: kinh nguyệt thất thường, lượng kinh ít, màu sẫm hoặc đau vùng xương chậu... nhưng cũng có những người không có những dấu hiệu trên.

Vậy những ai cần kiểm tra có bị dính tử cung hay không và kiểm tra bằng cách nào?

Nếu bạn đã có tiền sử can thiệp BTC (nạo hút thai, bóc tách u xơ, polip tử cung ...) sau đó lượng kinh nguyệt giảm xuống, mong con từ 6 tháng đến 1 năm mà không được... thì bạn cần đi kiểm tra BTC.